Trang chủ / Góc chuyên gia / Hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo khung

Hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo khung

HƯỚNG DẪN NHỮNG CÁCH CẦN THIẾT TRONG BỐ TRÍ GIÀN GIÁO KHUNG

Để giàn giáo được bố trí theo đúng quy định, đảm bảo an toàn là vấn đề rất được các nhà thầu quan tâm bởi tầm quan trọng của nó tới trực tiếp sự an toàn cho người lao động khi làm việc trên giàn giáo. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo để có thêm những kiến thức vô cùng hữu ích để ứng dụng vào công trình  nhé.

Kết quả hình ảnh cho Hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo khung

Hậu quả không mong muốn khi bố trí giàn giáo khung sai cách

Tình trạng này cũng xảy ra ở một số nơi thi công khi đơn vị thi công không nắm được cách bố trí giàn giáo, từ đó dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc như không đảm bảo an toàn cho người lao động khi giàn giáo bị yếu. Nếu như có sự cố về giàn giáo xảy ra, đặc biệt là nới thi công có nhiều lao động thì sẽ gây ra những hậu quả khó lường đến tính mạng của người lao động. Để tránh được các hậu quả đó, các nhà thầu phải trang bị cho mình những tiêu chuẩn khi bố trí giàn giáo cẩn thận.

Kết quả hình ảnh cho Hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo khung

Lưu ý đặc điểm lắp đặt và bố trí hệ thống sàn thao tác

Đốivới thanh nối ngang: Cứ 5 tầng bố trí một thanh ngang. Tuy nhiên trường hợp có tấm lót thì tấm lót được coi là thay thế thanh ngang rồi.

Đối với ghim tường: Có tác dụng chịu được lực kéo căng hoặc lực ép. Bố trí cứ 3 tầng và 4 span 1 cái. Trường hợp giáo có lưới thì bố trí 2 tầng 2 span mọt cái.

Kết quả hình ảnh cho Hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo khung

Đối với móng: Cách lắp dựng giáo của tầng thứ nhất sẽ chi phối đến toàn bộ giàn giáo nên phải cực kỳ lưu ý khi lắp tầng này. Lắp bệ đỡ cố định ở bên dưới cột và tùy độ cao của móng mà sử dụng bệ đỡ điều tiết độ cao cho thích hợp.

Đối với giới hạn chịu lực: Tải trọng tác dụng đều lên tấm lót mỗi span là ≦ 3.92KN (0.4t), tải trọng tập trung là ≦ 1.96 KN (0.2t).

Vì vậy không nên đồng thời tác dụng lực lên hai vị trí trở lên của giàn giáo. Tùy từng loại khung mà tải trọng cho phép khác nhau.

Đối với thanh nối góc: Tại các góc của giàn giáo khung phải lắp thanh nối để liên kết giáo ở hai hướng.

Trình tự lắp dựng giàn giáo khung ngoài:

– Bước 1: Kê vạch sau đó bố trí bệ đỡ dưới.

– Bước 2: Lắp khung dưới trước rồi lắp thanh chéo tiếp theo

– Bước 3: Lắp tấm lót vào.

– Bước 4: Lắp giàn giáo từ tàng thứ 2 trở đi bằng việc mở khóa của ác chốt liên kết, lắp cột vào sau đó đóng khóa lại để giúp cố định các khung lại với nhau.

– Bước 5: Cần phải lắp dây an toàn, tay vịn, cột chống tay vịn để đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc ở tầng trên cùng của giàn giáo.

Kết quả hình ảnh cho Hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo khung

Với những chia sẻ trong bài viết hôm nay của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ tìm hiểu thêm về các hướng dẫn những cách cần thiết trong bố trí giàn giáo để có thêm những kiến thức vô cùng hữu ích để ứng dụng vào công trình nhé.

 

 

 

 

 

 

About Ks. Nguyễn Văn Vinh

Với nhiều năm trong nghành xây dựng tôi sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp thi công an toàn nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *